Hướng dẫn thi công lưới thủy tinh gia cố chống thấm, chống nứt hiệu quả
Lưới thủy tinh là sản phẩm được dệt từ các sợi thủy tinh, có khả năng kháng oxy hóa tốt. Loại lưới này có đặc tính không bị lão hóa, dẻo dai và sức chịu căng tốt. Sản phẩm có thể ứng dụng thi công chống thấm dột, chống nứt, bảo ôn tường cả trong và ngoài hiệu quả.
Hiện nay lưới thủy tinh là một trong nhứng sản phẩm đang được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Là sản phẩm gia cô chống nứt, chống thấm cho tường, sàn bê tông, tầng hầm,….. hiệu quả nhất.
Một số ứng dụng của lưới thủy tinh
- Gia cố chông nứt, chống thấm cho tường, sàn bê tông
- Kết hợp với chất chống thấm dạng lỏng, dùng để chống thấm đặc dụng những vị trí quan trọng như góc chân tường, tường, trần, mái nhà,….
- Lưới thủy tinh dùng chống nước cho việc đổ bê tông
- Chống nứt mối cho tường thạch cao.
- Sử dụng với tường có lắp đặt vật liệu cách âm cách nhiệt
Quy trình thi công chống thấm sử dụng lưới thủy tinh
Bước 1: Tạo bề mặt thi công và vệ sinh bề mặt thi cần thi công chống thấm
Bề mặt thi công như vách tường, sàn nhà thì cần làm sạch trước khi tiến hành thi công. Cần đảm bảo bị trí thi công phải bằng phẳng, các vị trí nhấp nhô, gập ghềnh thì có thể đục tẩy để tạo bề mặt bằng phẳng giúp thi công đảm bảo hơn.
Bước 2: Lót lớp hồ mỏng
Sau khi chuẩn bị xong mặt bằng thì cần phủ một lớp vữa xi măng mỏng lên bề mặt, dày khoảng 3mm. Tiến hành đặt lưới vào giữa 2 lớp vữa như sau: lớp vữa mỏng > lưới thủy tinh > lớp vữa hoàn thiện. Khi vữa đang ướt thì nên tiến hành đặt phẳng lưới thủy tinh lên bề mặt vữa này theo chiều từ trên xuống, từ trái qua phải và theo hướng nhất định. Tấm lưới đặt sau phải trải đè lên tấm lưới trước ít nhất 10cm.
Bước 3: Cán vữa hoàn thiện
Khi lưới thủy tinh bám vào bề mặt của lớp vữa lót trong cùng thì tiến hành thi công lớp vữa hoàn thiện bên ngoài. Thi công bằng bàn chải, bàn bả cho phẳng. Sau khi thi công 2 lớp vữa lót trong và lớp hoàn thiện sẽ tạo thành liên kết dính chặt vào nhau thành một khối thống nhất giúp tối ưu bề mặt phẳng. Chờ vữa khô thì hoàn toàn thì mới tiến hành thi công các hạng mục khác. Tránh để tác động bề mặt tường khi lớp vữa còn ướt sẽ gây sủi bọt khí, nứt.